Các dữ liệu không gian đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các bài toàn thực tế. Sự ra đời và phát triển của công nghệ viễn thám, GIS đã nâng vai trò, chức năng của của ngành Đo đạc bản đồ, không chỉ cung cấp các “số liệu đo đạc thô” mà còn phải xử lý để biến thành các thông tin có ích. Các kỹ sư bản đồ ngày nay không chỉ xây dựng các bản đồ địa hình mà còn phải tạo ra được các bản đồ chuyên đề đáp ứng các yêu cầu rất đa dạng của công tác quản lý và thực tế.
Các dữ liệu không gian được thu thập theo công nghệ mới, đặc biệt là nguồn dữ liệu đo đạc từ xa (ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, UAV…) là một nguồn dữ liệu phong phú và hữu ích.
Với khối lượng dữ liệu không gian lớn, việc quản lý, lưu trữ, phân tích sẽ phải được thực hiện dựa trên công nghệ thông tin. Do đó, công nghệ GIS cần được trang bị để quản lý, phân tích, xử lý một cách hiệu quả các dữ liệu không gian, phục vụ cho các bài toán thực tiễn.
"Vai trò Địa tin học (Geomatics) trong lĩnh vực Xây dựng bao gồm xây dựng hệ qui chiếu, lập lưới khống chế, đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, mặt cắt công trình, thu thập dữ liệu viễn thám (vệ tinh, hàng không, UAV, mobile scanner) tạo dựng CSDL GIS, BIM, bố trí và định vị công trình, đo vẽ hoàn công, quan trắc biến dạng công trình, theo dõi, quản lý vận hành công trình bằng GIS và BIM trên các dữ liệu quan trắc theo thời gian thực như GNSS, toàn đạc điện tử, UAV, mobile scanner.v... xuyên suốt từ khâu lập quy hoạch (planning), thiết kế (design), thi công (construction) cho đến quản lý vận hành (management).
Hình vẽ rất rõ ràng, chi tiết và cô đọng cho thấy vai trò của Địa tin học trong Xây dựng quan trọng như thế nào. Những ai đang giảng dạy Trắc địa đại cương (đáng lý ra là Địa tin học) cho Xây dựng như hiện nay và những ai đang làm Xây dựng cần biết mình phải làm gì, giảng dạy và đào tạo như thế nào, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, khung pháp lý ra sao.vv.. để ngành Địa tin học có một vị trí xứng đáng trong Xây dựng, từ đó ngành Xây dựng phát triển một cách bền vững.
Không có Địa tin học sẽ không có đô thị thông minh, không có BIM, không có ITS (hệ thống giao thông thông minh), hệ thống thoát nước thông minh.... và sẽ không có những công trình hoành tráng, qui mô và bền vững như các nước trên thế giới!" Nguồn trích từ bài viết giới thiệu Địa tin học (Geomatics) trong lĩnh vực Xây dựng của PGS.TS Lê Trung Chơn - Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Như vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra, bên cạnh kiến thức Trắc địa - Bản đồ căn bản, các kỹ sư chuyên ngành Công nghệ Thông tin Địa Lý, cần được trang bị thêm các kiến thức nền tảng về công nghệ viễn thám, GIS, khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng và cả những kiến thức về môi trường. Đặc biệt, kỹ năng thích ứng với môi trường, khả năng tự học sẽ là những yêu cầu cần lưu tâm.
MỤC TIÊU
SAU KHI TỐT NGHIỆP
Ngoài ra, các kỹ sư Trắc địa - Bản đồ theo chuyên ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ sẽ phải đạt các chuẩn cụ thể sau: